Phương Pháp Giáo Dục Montessori

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori (1870–1952). Đây là một phương pháp sư phạm giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.

Phương pháp Montessori tôn trọng sự khác biệt của trẻ, trẻ khác với người lớn và mỗi trẻ là những cá nhân khác nhau. Trong môi trường Montessori, trẻ sẽ trải qua những hoạt động được chọn lựa một cách cẩn thận phù hợp với từng độ tuổi và cấp độ phát triển. Giáo viên luôn để tâm đến nhu cầu của trẻ và biết cách khích lệ sự tò mò và động lực ham tìm hiểu của trẻ. Với chương trình Montessori, trẻ sẽ dần dần phát triển sự tập trung, phối hợp, độc lập, tự tin và trưởng thành là những cá nhân tích cực, thích nghi với mọi môi trường xã hội.

 

Phương phap Montessori bao gồm :
 

Ngôn ngữ

Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phòng học Montessori được thiết kế giúp trẻ vươn tới giai đoạn thứ ba của nhận thức: trẻ hiểu được những âm thanh và từ ngữ có ý nghĩa hiểu được những ký hiệu này có thể dùng để viết. Vì việc học ngôn ngữ không thực hiện qua các chủ đề như lớp học thông thường, trẻ sẽ học với nhịp độ của riêng mình.
Giáo cụ học tập đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển năng lực giao tiếp và thể hiện, tổ chức và phân loại, và phát triển suy nghĩ. Nhưng công cụ quan trọng nhất trong việc học ngôn ngữ ở trẻ chính là sự hướng dẫn. Giáo viên của TFA sẽ cổ vũ trẻ trong quá trình học, đưa cho trẻ trật tự để phân loại những điều đã học, giúp trẻ xây dựng sự tự tin và mang đến cho trẻ những hoạt động nhiều ý nghĩa.

 

Toán học

Các dụng cụ toán học sẽ mang lại cho trẻ những hiểu biết căn bản về quy luật số học. Thông qua một chuỗi những tài liệu và giáo cụ sư phạm, ban đầu trẻ sẽ tiếp nhận những khái niệm cơ bản bằng những hoạt động cụ thể và dưới sự hướng dẫn của giáo viên TFA, dần dần trẻ sẽ hiểu những khái niệm trừu tượng hơn, nâng cao hơn.

 

Cảm quan

Các giáo cụ cảm quan sẽ mang lại cho trẻ những trải nghiệm để từ đó trẻ có thể rút ra những kiến thức trừu tượng và hiểu biết hơn về môi trường quanh mình.
Những công cụ hấp dẫn sẽ khuyến khích cả kỹ năng vận động tinh và vận động thô ở trẻ, cũng như khuyến khích trẻ sử dụng thị giác, xúc giác, cảm giác vận động khi được tiếp xúc với thế giới của âm thanh, màu sắc, kết cấu, khối lượng và hình dạng. Trẻ được động viên để khám phá thế giới với các dụng cụ tạo cặp, xếp màu và học bằng tri giác.

 

Kỹ năng cuộc sống

Các bài tập kỹ năng cuộc sống là những công việc đơn giản dựa trên thực tế và kích thích sự hứng thú ở trẻ khi được bắt chước người lớn. Những đồ vật quen thuộc như nút áo, bình nước sẽ được sử dụng và trẻ sẽ thực hành những hoạt động của cuộc sống hàng ngày như cài cúc áo, rót nước, giặt đồ. Có được những kỹ năng này, trẻ sẽ tự tin hơn và từ đó, trẻ sẽ hoàn thiện các kỹ năng phối hợp và kéo dài khả năng tập trung. Những thói quen tốt cũng sẽ thấm nhuần trong trẻ khi trẻ học cách xếp gọn dụng cụ mỗi khi hoàn thành công việc.

 

Văn hóa

Trong môi trường Montessori, trẻ được học rất nhiều chủ đề văn hoá khác nhau (địa lý, lịch sử, sinh học, khoa học, âm nhạc và nghệ thuật), giúp phát triển trí tưởng tượng và hiểu biết về thế giới xung quanh. Được giáo viên giới thiệu những nét văn hoá và phong cách sống khác nhau qua các hoạt động như lễ hội, sự kiện, đạo đức và trí tuệ của trẻ được nâng cao. Những hoạt động văn hoá như Khám phá môi trường, Quan tâm đến môi trường còn giúp trẻ nhận thức được vai trò của mình với thế giới, rằng mình là một thành viên quan trọng trong một hệ thống tổng thể.

Xem thêm : https://www.facebook.com/GeniusPrint.Montessori


Hợp tác
SĐT: 0909 009 306
Marketing
SĐT: 0901 442 224
Tư vấn viên: Ms.Năm
SĐT: 0908 401 760
Chat