10 Mẹo hay giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp khi ở nhà.

24-08-2016
Theo thuyết Đa thông minh của Howard Gardner, trí thông minh tương tác giao tiếp là một trong những trí thông minh quan trọng, quyết định đến sự hình thành tính cách và nhân phẩm của bé.
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, là yếu tố không thể thiếu được của một người thành công. Ở trường, trẻ chủ yếu được học các môn văn hóa mà ít được quan tâm đến các kỹ năng mềm quan trọng. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên dành thời gian giúp trẻ phát triển các kỹ năng này qua một vài thói quen đơn giản hàng ngày. Dưới đây là một số mẹo đơn giản nhưng bạn sẽ rất bất ngờ về sự thay đổi về khả năng giao tiếp của những đứa con yêu của mình.
Kết quả hình ảnh cho trẻ giao tiếp
Mẹo hay giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp khi ở nhà.

1.     Chờ đợi câu trả lời của trẻ.

Hầu hết chúng ta đều mất kiên nhẫn và không thể chờ đợi trong thời gian trẻ đang suy nghĩ để trả lời các câu hỏi. Ba mẹ thường có khuynh hướng muốn trả lời hộ trẻ, biểu đạt thay ý kiến của trẻ khi không thể kiên nhẫn được nữa. Tuy nhiên, chính những điều này lại làm trẻ phụ thuộc vào chúng ta. Hậu quả là những lần sau đó, trẻ sẽ ỷ lại hoặc sẽ vội vàng dẫn đến nói không suy nghĩ, hoặc nói lắp.

Một quy tắc tuyệt vời cho cha mẹ trong trường hợp này là kiên nhẫn đợi từ 5-10 giây để trả lời. Trẻ sẽ có một khoảng thời gian đủ lâu để suy nghĩ điều cần nói và đủ ngắn để trẻ nhạy bén hơn.

2.     Không quá cầu toàn về phát âm của trẻ.

Không ai là hoàn hảo cả. Một đứa trẻ thì lại càng chưa thể nào hoàn hảo được. Sự cầu toàn của cha mẹ về cách phát âm của trẻ sẽ dẫn đến sự tự ti, sợ hãi của trẻ mỗi khi muốn nói ra điều gì. Bạn có thể chỉnh sửa từ từ để phát âm của trẻ tốt hơn lên từng ngày, nhưng đừng bao giờ chê bai, trách cứ con.

3.     Giao tiếp với trẻ như một người lớn.

Coi con như một người lớn trong cuộc trò chuyện, không có nghĩa là nói những ngôn từ, những vấn đề khó hiểu của người lớn mà con chưa thể hiểu. Nó có nghĩa rằng, chúng ta nên giao tiếp bằng ánh mắt, thể hiện rõ sự tôn trọng con, để trẻ cảm nhận được giá trị của bản thân.

Khi trẻ nhận thấy tầm quan trọng của bản thân trong mỗi cuộc trò chuyện, trẻ sẽ tự tin hơn, chủ động hơn trong giao tiếp sau này.

4.     Làm một tấm gương tốt.

Để xây dựng kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cho con trẻ, trước hết chúng ta phải là người có kỹ năng đó trước. Chúng ta sẽ để con nhận ra chúng ta là một tấm gương, một “thần tượng” để học hỏi.

5.     Hãy tắt Tivi.

Ngày nay, chúng ta đều biết, trên TV có rất nhiều chương trình giải trí hay, những bộ phim hoạt hình, ca nhạc, gameshow…để trẻ có thể học hỏi, vui chơi. Tuy nhiên, ta nên cho trẻ xem TV càng ít càng tốt.

Tại sao ư?

Nếu càng được ít xem thì trẻ càng có sự mong đợi. Thời gian của bé sẽ được dùng để khám phá xung quanh nhiều hơn, trí tưởng tượng sẽ ngày càng phát triển, sự giao lưu tiếp xúc với cuộc sống và mọi người xung quanh nhiều hơn. Chính nhờ thế, trẻ sẽ hoạt bát và yêu thích sự giao tiếp.

6.     Đọc sách nhiều hơn.

Sách giúp rất nhiều trong phát triển tư duy, trí tưởng tượng và ngôn từ.

Mỗi tối, trước khi đi ngủ, cha mẹ nên tạo thói quen đọc sách cho trẻ (đối với trẻ đã biết đọc) hoặc đọc sách cho trẻ nghe (nếu trẻ chưa biết đọc).

Kỹ năng đọc sách của bạn là vô cùng quan trọng. Bạn không nên tập trung quá nhiều vào câu chữ, hãy biểu đạt nó cả bằng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm nữa. Trẻ sẽ học được cách diễn đạt qua cách này để áp dụng trong giao tiếp sau này.

Kết quả hình ảnh cho trẻ giao tiếp

 

7.     Luôn đặt những câu hỏi mở.

Những câu hỏi mở luôn kích thích được tư duy cho trẻ. Ví dụ, thay vì bạn hỏi: “- Con có thấy câu chuyện này hay không?” , bạn có thể đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ nhiều hơn như: “- Con học được điều gì qua câu chuyện này?”

Khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển đáng kể khi đưa ra những câu trả lời cho các câu hỏi mở đó.

8.     Thường xuyên lặp lại nhưng từ ngữ mới.

Để giao tiếp tốt thì từ vựng của bé phải vững vàng. Vì thế,  đừng giới hạn việc lặp lại từ ngữ cho đến khi chúng ăn sâu vào tiềm thức trẻ. Đó sẽ là một “kho từ vựng” trong não bộ để bất cứ trường hợp nào, trẻ cũng có thể lấy ra dùng.

Kết quả hình ảnh cho trẻ giao tiếp

9.     Đưa ra kết luận/ Giải thích nguyên nhân cho trẻ hiểu vấn đề.

Ví dụ thế này, khi bạn yêu cầu con không được đứng lên ghế, đừng chỉ nói với con rằng không được làm thế, mà hãy giải thích cho con lý do con không được làm thế: “- Con không được đứng lên ghế nếu không con sẽ ngã và bị thương”. Cách này sẽ thuyết phục con hơn, hơn nữa, sau này có thể con cũng sẽ bắt chước những điều đó với người khác.

10.   Khen ngợi trẻ.

Khen ngợi là một cách rất tốt để kích thích sự tự tin và niềm tự hào. Tuy nhiên, không cần bạn phải nói cho trẻ rằng con tuyệt vời đến thế nào mà hãy kích thích sự cố gắng của con. Thay vì nói rằng:“- Con giỏi quá!”, hãy nói: “- Con thật tiến bộ, nếu cố gắng con có thể làm tốt đấy!”

Có rất nhiều cách hay để cha mẹ có thể giúp trẻ tự tin hơn và phát triển kỹ năng, làm hành trang cho con bước vào tương lai. Quan trọng là cha mẹ phải luôn kiên nhẫn, dành thời gian giúp con hoàn thiện. Chúc các quý phụ huynh sẽ có những phút giây tuyệt vời bên con, thành công trong việc giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp. Hy vọng vài gợi ý dưới đây sẽ giúp được quý vị phần nào.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

hoi thao day con nen nguoi

 

 

Công ty TNHH Tư Vấn Giáo Dục Tương Lai Trẻ

Trụ sở chính: 128 Calmette, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM

Tel: 08.6263.8777

Hotline: 0909.009.306

Website: www.geniusprint.vn  ;  www.tuonglaitre.vn

 


Hợp tác
SĐT: 0909 009 306
Marketing
SĐT: 0901 442 224
Tư vấn viên: Ms.Năm
SĐT: 0908 401 760
Chat